Sản xuất Ukiyo-e

Tranh vẽ

Các nghệ sĩ ukiyo-e thường thực hiện cả hai loại tranh in và vẽ; một số nghệ sĩ chỉ chuyên về một loại tranh nhất định.[167] Trái ngược với các truyền thống trước đây, các họa sỹ ukiyo-e ưa chuộng những màu sắc tươi sáng, sắc nét,[168] và thường vẽ các đường viền bằng mực sumi, một hiệu ứng tương tự như các đường lên nét trong bản in.[169] Không bị giới hạn bởi những hạn chế về mặt kỹ thuật của in ấn, một phạm vi rộng các kỹ thuật, thuốc màu và bề mặt đã có sẵn cho họa sĩ tự do sáng tác.[170] Các nghệ sĩ vẽ bằng các chất khoáng hoặc chất hữu cơ, chẳng hạn như cây hồng hoa, vỏ của các động vật dưới nước, chì và chu sa,[171] và các thuốc nhuộm tổng hợp sau đó được nhập khẩu từ phương Tây như xanh lá cây Parisxanh Phổ.[172] Tranh cuộn treo tường bằng giấy lụa hoặc giấy kakemono, tranh thủ quyển makimono, hoặc tranh gấp byōbu là những dạng phổ biến nhất.[167]

  • Các tranh vẽ ukiyo-e
  • Bijin-ga
    Kaigetsudō Ando, thế kỷ XVIII
  • Bữa tiệc mùa đông
    Utagawa Toyoharu, khoảng giữa thế kỷ XVIII – cuối thế kỷ XIX
  • Cơn sóng yểu điệu
    Hokusai, giữa thế kỷ XIX

Sản xuất in ấn

Khối mộc bản chính cho bản in ukiyo-e, Utagawa Yoshiiku, 1862

Các bản in ukiyo-e là các tác phẩm của những đội ngũ nghệ nhân trong một số xưởng in;[173] rất hiếm khi các nhà thiết kế tự cắt các mộc bản của chính họ.[174] Những người chịu trách nhiệm cho sản phẩm được chia thành bốn nhóm: nhà xuất bản, người ủy nhiệm, thăng cấp và phân phát các ấn phẩm; các nghệ sĩ, người cung cấp hình ảnh thiết kế; thợ khắc gỗ, những người chế tác các mộc bản dùng để in ấn; và các thợ in, người thực hiện công đoạn ấn mộc bản để in lên giấy.[175] Thông thường, chỉ có tên của nghệ sĩ và nhà xuất bản được ghi danh trên bản in hoàn chỉnh.[176]

Các bản in ukiyo-e được in ấn một cách thủ công trên loại giấy làm bằng tay[177], chứ không phải bằng lực ép cơ khí như phương Tây.[178] Người nghệ sĩ đã cung cấp một bản vẽ bằng mực trên giấy mỏng, được dán[179] vào một khối làm bằng gỗ cây anh đào[lower-alpha 11] và chà xát với dầu cho đến khi các lớp bên trên của giấy có thể kéo được đi, để lại một lớp mờ của giấy mà người đục khối gỗ có thể sử dụng như một chỉ dẫn. Người đục khối gỗ cắt bỏ các vùng không có màu đen của hình ảnh, để lại các vùng được nâng lên đã được tô mực lại để có thể đóng dấu in xuống.[173] Bản vẽ gốc bị phá hủy trong quá trình này.[179]

Các bản in được thực hiện với mặt khắc của khối mộc bản hướng lên trên, do đó thợ in có thể thay đổi áp lực cho các hiệu ứng khác nhau, và canh chừng khi giấy thấm mực sumi vốn có gốc nước,[178] thấm vào một cách nhanh chóng ngay cả với những nét ngang.[182] Nằm trong số các thủ thuật của người thợ in là kỹ thuật dập nổi trên bức tranh, đạt được bằng cách nhấn một khối gỗ không được bôi mực trên giấy để đạt được các hiệu ứng, chẳng hạn như các chất liệu của hoạ tiết trang phục hoặc lưới đánh cá.[183] Các tác động khác bao gồm kỹ thuật đánh bóng[184] bằng cách chà xát với đá mã não để làm sáng màu sắc;[185] đánh véc-ni; in đè (overprinting); rắc bụi kim loại hoặc mica; và xịt nước để bắt chước cảnh tuyết rơi.[184]

Ngành in ukiyo-e là một hình thức nghệ thuật mang tính thương mại, và các nhà xuất bản đóng một vai trò quan trọng.[186] Việc xuất bản có tính cạnh tranh cao; hơn một ngàn nhà xuất bản được biết đến trong suốt thời kỳ này. Con số này đạt đỉnh khoảng 250 vào thập niên 1840 và 1850[187]—con số này đã là 200 người chỉ tại Edo[188]—và dần thu hẹp lại sau khi Nhật Bản mở cửa cho đến khi còn lại khoảng 40 người còn lại vào đầu thế kỷ XX. Các nhà xuất bản sở hữu các mộc bản và bản quyền, và từ cuối thế kỷ XVIII đã bắt đầu bắt buộc thực thi bản quyền[187] thông qua Phường hội Các nhà xuất bản Sách tranh và Bản in.[lower-alpha 12][189] Các ấn phẩm đã trải qua nhiều lần quảng cáo đặc biệt mang lại lợi nhuận, khi nhà xuất bản có thể sử dụng lại các mộc bản mà không cần trả thêm tiền cho các nghệ sĩ hoặc thợ khắc mộc bản. Các mộc bản cũng được trao đổi hoặc bán cho các nhà xuất bản hoặc hiệu cầm đồ khác.[190] Các nhà xuất bản thường cũng là các nhà buôn tranh, và thường buôn bán các mặt hàng của nhau trong các cửa hàng của họ.[189] Ngoài dấu của nghệ sĩ, các nhà xuất bản đã đóng dấu các bản in với con dấu riêng của họ - một số logo đơn giản, một số khác khá phức tạp, kết hợp địa chỉ hoặc thông tin khác.[191]

Con dấu của nhà xuất bản Tsutaya Jūzaburō, người đã xuất bản tranh của UtamaroSharaku trong thập niên 1790

Các nhà thiết kế in ấn đã trải qua thời gian học nghề trước khi được trao quyền sản xuất các bản in của riêng mình mà họ có thể ký tên riêng của họ vào đó.[192] Các nhà thiết kế trẻ có thể được dự kiến ​​sẽ phải trang trải một phần hoặc toàn bộ chi phí cắt và khắc gỗ. Khi các nghệ sĩ đạt được thành công, các nhà xuất bản nổi tiếng thường trang trải những chi phí này, và các nghệ sĩ có thể đòi hỏi mức phí cao hơn.[193]

Ở xã hội Nhật Bản tiền hiện đại, người ta có thể có nhiều tên gọi trong suốt cuộc đời của họ, tên thuở nhỏ yōmyō cá nhân của họ khác so với tên vào thời trưởng thành zokumyō. Tên của một nghệ sĩ bao gồm một tên họ gasei của nghệ sĩ, sau đó là nghệ danh azana mang tính cá nhân. Tên gọi gasei này thường được lấy từ môn phái mà nghệ sĩ thuộc về, như Utagawa hoặc Torii,[194] và tên gọi azana thường lấy một Hán tự từ nghệ danh của bậc thầy—ví dụ, nhiều học sinh của Toyokuni (豊国) lấy chữ "kuni" (国) từ tên của ông, bao gồm Kunisada (国貞) và Kuniyoshi (国芳).[192] Những tên gọi mà các nghệ sĩ ký vào tác phẩm của họ có thể là một nguồn gây nhầm lẫn, vì đôi khi họ thay đổi tên gọi trong suốt sự nghiệp của họ;[195] Hokusai là một trường hợp cực đoan, sử dụng hơn 100 tên trong suốt sự nghiệp bảy mươi năm của ông.[196]

Các bản in được tiếp thị hàng loạt[186] và vào giữa thế kỷ XIX, tổng số ấn phẩm in ra có thể đạt tới hàng nghìn bản.[197] Các nhà bán lẻ và nhà buôn vãng lai đã quảng bá cho chúng với giá phải chăng cho người dân thành thị trong thời kì làm ăn thịnh vượng.[198] Trong một số trường hợp, các bản in đã quảng cáo các thiết kế kimono của nghệ sĩ in ấn.[186] Từ nửa sau của thế kỷ XVII, các bản in thường được bán trên thị trường như là một phần của loạt tranh,[191] mỗi bản in được đóng dấu với tên của loạt tranh và số của ấn bản trong loạt tranh.[199] Điều này đã chứng tỏ một kỹ thuật tiếp thị thành công, khi những nhà sưu tập đã mua mỗi bản in mới trong loạt tranh để hoàn thành bộ sưu tập của họ.[191] Vào thế kỷ XIX, những loạt tranh như Năm mươi ba trạm nghỉ của Tōkaidō của Hiroshige đã đạt tới số lượng hàng chục bản in.[199]

  • Tạo bản in ukiyo-e
  • Thực hiện công việc in ấn, Hosoki Toshikazu (ja), 1879
  • Quy trình in mộc bản trong một bản in của Kunisada, 1857. Một cửa hàng in thực tế sẽ không được bố trí những người đẹp như vậy làm nhân công.

Sản xuất bản in màu

Trong khi nghệ thuật in màu xuất hiện ở Nhật Bản vào những năm 1640, các bản in ukiyo-e ban đầu chỉ sử dụng mực đen. Màu đôi khi được thêm bằng tay, sử dụng một loại mực từ chì màu đỏ trong các bản in tan-e, hoặc sau đó là mực màu hồng từ hoa rum (hồng hoa) trong các bản in beni-e. Việc in màu đã xuất hiện trong các cuốn sách vào thập niên 1720 và trong các bản in đơn trong thập niên 1740, với một mộc bản và bản in khác nhau cho mỗi màu. Màu sắc ban đầu chỉ giới hạn ở màu hồng và xanh lá cây; các kỹ thuật được mở rộng trong hai thập kỷ sau để cho phép tối đa năm màu.[173] Khoảng thời gian giữa thập niên 1760 chứng kiến sự xuất hiện các bản in đầy đủ màu sắc nishiki-e[173] được in từ mười mộc bản hoặc hơn.[200] Để giữ cho các mộc bản cho mỗi màu đồng đều với nhau, các dấu lồng màu được gọi là kentō được đặt ở một góc và cạnh liền nhau.[173]

Xanh Phổ là một chất nhuộm tổng hợp nổi bật vào thế kỷ XIX.

Các thợ in ban đầu sử dụng những thuốc nhuộm có màu tự nhiên được làm từ các nguồn khoáng sản hoặc thực vật. Các thuốc nhuộm có chất lượng trong mờ cho phép nhiều màu sắc được trộn lẫn từ bột màu cơ bản màu đỏ, xanh dương và vàng.[201] Trong thế kỷ XVIII, màu xanh Phổ trở nên phổ biến, và đặc biệt nổi bật trong các tranh phong cảnh của Hokusai và Hiroshige,[201] cũng như bokashi, nơi mà thợ in tạo ra sự ngả màu hoặc pha trộn một màu sắc vào những màu khác.[202] Thuốc nhuộm aniline tổng hợp rẻ tiền và đặc hơn đã du nhập từ phương Tây vào năm 1864. Các màu này thô nhám và sáng hơn các thuốc nhuộm truyền thống. Chính phủ Minh Trị đã thúc đẩy việc sử dụng chúng như một phần của các chính sách rộng lớn hơn về Tây phương hóa.[203]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ukiyo-e http://www.questia.com/library/61640044/masters-of... http://www.questia.com/library/7931253/japanese-ma... http://libx.bsu.edu/utils/getfile/collection/BSMng... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb119397415 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb119397415 http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85139330 http://d-nb.info/gnd/4186686-1 http://www.japantimes.co.jp/news/2016/06/23/nation... http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00573979 http://viewingjapaneseprints.net/texts/topictexts/...